Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Món tôm tích cháy tỏi

Món tôm tích cháy tỏi

[Cơ Sở LÊ GIA] - Món tôm tích cháy tỏi

Nguyên liệu làm tôm tích cháy tỏi

Tôm tích: 500gr

Tỏi: 100gr

Ớt: 1 trái

Rau thơm, xà lách để trang trí, hạt nêm, muối, đường và dầu ăn.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Món tôm tích cháy tỏi
Tôm tích tươi. Cơ sở LÊ GIA

 

Cách chọn tôm tích ngon:

Tôm tích còn có tên gọi khác là bề bề. Tôm tích được mệnh danh là “bọ ngựa biển“, đây là món hải sản rất được nhiều người ưa chuộng vì thịt tôm tích rất ngon, ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Để chọn được tôm tích ngon bạn nên chọn những con còn sống và bơi khỏe mạnh. Nếu chọn được những con có trứng thì càng ngon hơn. Bạn chỉ cần lật ngửa con tôm lên và quan sát phần đuôi của nó. Nếu có một đường màu hồng chạy dọc phía dưới đuôi thì đó chính là tôm tích có trứng.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Món tôm tích cháy tỏi
Tôm tích trứng. Cơ sở LÊ GIA

 

Cách sơ chế nguyên liệu như sau:

Tỏi bóc bỏ vỏ rồi đem rửa sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn đem xắt tỏi thành lát rồi đem băm nhỏ và để riêng. Ớt bỏ cuống, rửa sạch và đem băm nhỏ, để riêng.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Món tôm tích cháy tỏi
Tỏi băm nhỏ. LGS

 

Rau thơm lặt sạch và rửa kỹ với nước. Sau đó, đem ngâm rau với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra, vẩy khô và để ráo.

Tôm tích rửa kỹ với nước sạch, để ráo. Tiếp theo, bạn dùng kéo để cắt một đường dọc trên phần vỏ lưng của con tôm. Cách này sẽ giúp thịt tôm thấm gia vị và khi chiên sẽ mau chín hơn. Sau khi cắt vỏ xong, bạn ướp tôm tích với 1 muỗng hạt nêm, xóc đều và để khoảng 15 phút cho tôm thấm gia vị.

Cách làm tôm tích cháy tỏi như sau:

Bật bếp, chờ cho chảo nóng thì bạn cho 3 muỗng dầu ăn vào, tráng đều mặt chảo. Khi dầu sôi, bạn lần lượt cho tôm tích vào chiên cho chín vàng. Sau khi chiên xong, bạn vớt tôm ra, để trên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu cho ráo dầu.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Món tôm tích cháy tỏi
Phi thơm tỏi. LGS

 

Sau khi đã chiên xong tôm, bạn cho tỏi ớt băm nhỏ vào phi thơm. Bạn chú ý đảo thật đều tay và liên tục trong khoảng 2 phút. Khi thấy tỏi hơi seo và ngả màu hơi vàng thì bạn cho tôm tích vào, xóc đều. Cho thêm 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng muối và 1 muỗng đường vào, xóc đều thêm lần nữa và đun tiếp cho đến khi tôm cháy cạnh là được.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Món tôm tích cháy tỏi
Món tôm tích rang cháy tỏi. LGS

 

Sau cùng, cho tôm ra đĩa, cho thêm xà lách và rau thơm xếp cùng để trang trí. Tôm tích cháy tỏi ăn cùng cơm nóng như là một món mặn rất ngon.

Cách chế biến tôm khô kho quẹt

Cách chế biến tôm khô kho quẹt

[Cơ sở LÊ GIA] - Cách chế biến tôm khô kho quẹt

Món mắm kho quẹt hấp dẫn người thưởng thức bởi thịt lợn tươi ngon, mềm, đậm hương vị cùng tôm giòn, thơm ngon hòa trong nước mắm đặc sệt, ăn kèm với cơm, đặc biệt là cháy cơm đem lại cho người thưởng thức cảm giác ngon tuyệt khi thưởng thức. Hãy vào bếp làm món ăn ngon tuyệt này đãi gia đình mình nhé

Nguyên liệu:

- Thịt ba chỉ - 300 gr

- Tôm khô - 1/2 chén

- Hành khô thái lát mỏng - 3 củ

- Tỏi - 4 tép

- Hành lá thái nhỏ - 1 nhánh

- Ớt thái thái khoanh nhỏ - 4-5 trái

- Nước mắm - 5 muỗng canh

- Đường - 3 muỗng canh

- Nước lạnh - 1 muỗng canh

- Cà phê tiêu - 1 muỗng canh

- Ớt khô - 1/2 muỗng canh

Hướng dẫn:

Bước 1: Thịt ba chỉ mua về các bạn đem rửa sạch, lọc bỏ da. Sau đó, các bạn thái thịt từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp với một chút hành khô băm nhỏ, một ít bột canh mì chính và để 15 phút cho thịt ngấm gia vị.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Cách chế biến tôm khô kho quẹt
Ảnh minh họa. LTS

 

Bước 2: Tôm khô mua về các bạn ngâm vào nước 10 phút cho tôm nở mềm ra. Sau đó các bạn đổ tôm ra rổ cho ráo nước.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Cách chế biến tôm khô kho quẹt
Ảnh minh họa. LTS

 

Bước 3: Tiếp theo, các bạn bắc chảo lên bếp. Cho chút xíu dầu, chờ dầu hơi nóng thì các bạn cho thịt vào xào với lửa vừa. Cứ xào qua xào lại 1 lúc cho thịt heo ra mỡ, có màu vàng nâu thì cho hành tím và tỏi vào xào 2 phút cho thịt.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Cách chế biến tôm khô kho quẹt
Ảnh minh họa. LTS

 

Tiếp theo, các bạn cho tôm vào xào 5-6 phút cho tôm mềm và tươi ngon. Cuối cùng, các bạn cho chén nước mắm vào cùng với ớt khô hạ lửa thấp riu riu, đun cho đến khi nước mắm keo lại, thịt tôm có màu đẹp thì cho hành lá và ớt thái nhỏ đảo đều là tắt bếp. Cuối cùng, các bạn múc mắm quẹt ra đĩa hoặc bát, ăn cùng với cháy cơm hoặc cơm để cảm nhận đầy đủ hơn hương vị của món ăn.

 

[Cơ sở LÊ GIA] Cách chế biến tôm khô kho quẹt
Ảnh minh họa. LTS

 

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ngon này nhé!

Những lưu ý để có món mắm quẹt ngon:

- Trước khi nấu thì các bạn nên ướp thịt để thịt đậm vị hơn và ngon hơn. Khi xào thịt với dầu, các bạn nhớ đảo đều tay để thịt không bị cháy và thịt ra mỡ, giúp thịt có lớp vỏ vàng giòn, màu đẹp mắt.

- Tép khô trước khi dùng bạn nhớ ngâm nước để tép mềm ra, bở đều và ngon hơn.

Cách chọn thịt lợn ngon:

- Về trạng thái bên ngoài: Với những miếng thịt tươi sẽ có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Mỡ có màu sắc, độ rắn bình thường. Ngược lại, nếu miếng thịt đã bị ôi thì sẽ có màu hơi thâm, hoặc xanh nhạt, không bóng. Mặt khác, miếng thịt khi đã ôi, còn có thể có nhớt, mùi khó chịu

- Về lớp cắt: Đối với miếng thịt tươi lát cắt bình thường, sáng, khô còn miếng thịt đã hỏng lát cắt màu sắc tối và hơi ướt

- Độ rắn và đàn hồi: Miếng thịt tươi thường có độ rắn chắc, đàn hồi cao. Khi dùng ngón tay ấn vào miếng thịt sẽ thấy không để lại vết lõm, không bị dính. Nếu miếng thịt đã bị ôi thì ngược lại.

- Đối với tủy xương: Nếu xương còn tươi thì tủy sẽ bám chặt vào thành xương màu trong đàn hồi. Còn khi miếng xương đã ôi, để trên 8 tiếng thì tủy sẽ long ra khỏi ống tủy. Màu tối, ngửi có mùi hôi. Kể cả khi đã chế biến món ăn, ta vẫn có thể nhận biết xem miếng thịt có đảm bảo chất lượng hay không. Sau khi chế biến nếu bát canh có màu trong suốt, có váng mỡ to, mùi vị thơm phức thì chứng tỏ đó là miếng thịt tươi. Còn nếu bát canh có mầu hơi đục, mùi vị hôi, có chấm mỡ li ti có nghĩa đó là miếng thịt kém tươi, bị ôi.

Cách làm tôm sú hấp miến

Cách làm tôm sú hấp miến

[Cơ Sở LÊ GIA] - Cách làm tôm sú hấp miến

Cách làm tôm sú hấp miến mới lạ siêu ngon

Nguyên liệu

Tôm sú - 12-15con

Miến - 150gr

Tỏi ớt băm nhỏ

Xì dầu, muối, dầu hào

Hướng dẫn:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho từ 2-3 người ăn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm tôm hấp miến

- Tôm sú bỏ đầu và vỏ, dùng dao dạch nhẹ phần lưng tôm rồi dùng tay mở con tôm ra

- Miến ngâm cho nở mềm

 

[Lê Thành seafood] Cách làm tôm sú hấp miến
Ảnh minh họa. LTS

 

- Ớt bạn đem băm nhỏ

- Tỏi băm nhỏ

Bước 2: Các bước thực hiện món tôm sú hấp miến

- Bạn đem cắt miến thành 2 cho dễ ăn, sau đó xếp vào đĩa

- Xếp tôm thành vòng tròn lên trên miến, đuôi hướng ra bên ngoài cho đẹp

- Dùng một chiếc chảo, cho một chút dầu ăn vào bạn phi thơm vàng một nửa phần tỏi

- Sau đó bạn cho hết ớt và tỏi còn lại vào đảo đều, bạn cho vào chảo một chút nước, xì dầu, dầu hảo và muối. Đợi nước sốt sôi thì tắt bếp

 

[Lê Thành seafood] Cách làm tôm sú hấp miến
Ảnh minh họa. LTS

 

- Rưới đều nước sốt vào đĩa tôm và miến vừa xếp

- Đem tôm và miến hấp cách thủy, hấp khoảng 6-8 phút là được.

Vậy là món ăn của chúng ta đã hoàn thành.

 

[Lê Thành seafood] Cách làm tôm sú hấp miến
Ảnh minh họa. LTS

 

Lưu ý khi làm tôm hấp miến:

- Bạn không nên hấp quá lâu miến sẽ bị cứng, tôm sẽ mất hương vị ngọt vốn có

Món tôm hấp miến bắt mắt, với sợi miến mềm dai, tôm sú thơm ngọt, quyện với vị tỏi hành phi thơm lừng đậm đà sẽ khiến bạn khó có thể quên. Cách thực hiện cũng đơn giản và không mất nhiều thời gian. Bạn hãy làm và khao gia đình bạn và khách của bạn món ăn mới lạ và hấp dẫn này nhé!

Chúc bạn thành công và ăn ngon miệng với món tôm hấp miến này nhé!

Cách nấu bún thang thơm ngon tại nhà

Cách nấu bún thang thơm ngon tại nhà

[Cơ Sở LÊ GIA] - Cách nấu bún thang thơm ngon tại nhà

Là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng bún thang Hà Nội mang trong nó một hương vị ẩm thực rất riêng để ai có cơ hội thưởng thức một lần rồi nhớ mãi. Dành cho những ai yêu thích hương vị của món bún thang Hà Nội này hôm nay chuyên mục “ sổ tay nấu ăn” sẽ giới thiệu tới các bạn cách nấu món bún thang chuẩn vị Hà Nội tại nhà.

Nguyên liệu:

• Gà ta - 1/2 con

• Trứng vịt - 2 quả

• Giò lụa - 100 gr

• Xương ống - 500 gr

• Bún sợi nhỏ - 1.5 kg

• Tôm khô - 100 gr

• Dâu mực khô - 2-3 sợi

• Tôm sú - 200 gr

• Hành lá, rau răm, 5 củ hành khô, 1 nhánh gừng, 20g nấm hương, 10g củ cải khô.

• Mắm tôm, nước mắm, hạt nêm, một chút đường phèn, giấm, đường cát trắng.

Hướng dẫn:

Sơ chế nguyên liệu:

- Gà các bạn sơ chế lại, sát muối đều quanh gà rồi xả lại sach với nước.

- Giò lụa các bạn thái chỉ.

- Rau thơm các bạn rửa sạch, thái khúc nhỏ.

- Hành khô các bạn bóc vỏ, gừng rửa sạch.

Các bước nấu:

- Hành khô, gừng các bạn nướng cháy, đập dập.

- Tiếp theo các bạn cho gà vào luộc ngập nước, khi nước sôi cho thêm 1 thìa canh hạt nêm, hành khô, gừng đã nướng thơm vào, đun nhỏ lửa cho gà chín hẳn ( khoảng 30 phút).

- Khi gà chín các bạn vớt gà ra ngâm vào chậu nước lạnh, sau đó xé hoặc thái phần thịt thành miếng nhỏ.

- Xương ống các bạn cho vào nồi đun sôi một lượt với nước sau đó chắt bỏ nước đầu đi, cho xương vào rang với 1 thìa cà phê bột canh, sau đó cho nước luộc gà vào ninh mềm xương.

- Tôm khô các bạn rửa sạch, cho vào chảo rang thơm, cho râu mực lên bếp nướng chín.

- Tiếp theo các bạn cho tôm khô, râu mực, nấm hương rửa sạch vào nồi nước dùng nêm thêm một chút đường phèn vào ninh lẫn phần xương gà từ 2-3 giờ.

- Các bạn đập trứng ra bát, đánh tan, cho một lớp dầu láng đều mặt chảo chống dính, cho trứng vào tráng mỏng. Các bạn để trứng thật nguội đem thái chỉ.

- Tôm sú luộc với chút nước, sau khi chín, bóc vỏ, giã nhỏ, rồi cho lên sao vàng với 1 thìa canh dầu ăn và 1 thìa canh nước mắm.

- Củ cải khô ngâm nước ấm trong vòng 30 phút cho nở, sau đó rửa lại bằng nước nguội, trộn đều với 2 thìa canh dấm, 1 thìa canh đường để ngấm trong vòng 30 phút.

- Cuối cùng các bạn chần qua bún với nước sôi, xếp lần lượt từng loại nguyên liệu ăn kèm lên trên , thêm rau thơm rồi chan nước dùng lên và thưởng thức.

 

[Lê Thành seafood] Cách nấu bún thang thơm ngon tại nhà
Ảnh minh họa. LTS

 

Lưu ý:

- Phần bún thang chuẩn là dùng sá sùng ăn kèm với bún, nhưng nguyên liệu này khá đắt nên thường được thay bằng râu mực.

- Phần nước dùng là phần đặc biệt quan trọng với món bún thang vì thế bạn nên lưu ý khi nêm gia vị cho nước dùng.

- Trứng muốn tráng mỏng nên thêm chút rượu trắng sau đó đánh kỹ, nghiêng chảo láng đều trứng.

- Để bát bún thêm phần đẹp mắt, nấm rơm cắt thành hình đồng xu đặt giữa bát bún.

-Gà xé sợi nhỏ sao cho phần thịt tơi, bông.

-Để bát bún thang thêm chuẩn vị cần thêm một chút tinh dầu cà cuống vào bát, thêm một chút mắm tôm nữa là hoàn thiện.

Danh tiếng "Vũ nữ chân dài" miền Tây

Danh tiếng "Vũ nữ chân dài" miền Tây

[Cơ Sở LÊ GIA] -

Vùng Bảy Núi, An Giang không những nổi tiếng với lễ hội chọi Trâu hàng năm, mà nay vùng đất này còn được biết đến nhiều hơn với một loại khô khác độc đáo, khô vũ nữ chân dài. Khô vũ nữ chân dài là cái tên mỹ miều của của khô nhái, Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên – An Giang.

Để có được món độc “vũ nữ chân dài” mà các quán nhậu hay gọi, người dân ở vùng này đã soi nhái ngoài đồng đến tận khuya. Người đi soi nhái thường là thanh niên vì chỉ có thanh niên mới nhanh tay, lẹ mắt và bắt thật chính xác từng con nhái trong đêm khuya hun hút. Khô nhái là đặc sản vùng Bảy Núi.

Nhái cơm có quanh năm ở vùng đồng ruộng miền Tây, nên khô nhái cũng được sản xuất quanh năm. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây. Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá mỹ miều vũ nữ chân dài hay kiều nữ đại gia.

 

[Lê Thành seafood] Vũ nữ chân dài
Ảnh minh họa. LTS

 

Để làm món khô mà ăn ăn cũng ghiền này, sau khi làm sạch nhái, chế biến bằng các gia vị và đem phơi 2 nắng mới có thể sử dụng được, nếu trời không nắng thì phải sấy bằng lò.

Với cái tên gọi thú vị cùng hương vị đậm đà, món khô nhái đang dần trở thành món ăn đậm chất miền Tây được ưa thích.

 

[Lê Thành seafood] Vũ nữ chân dài
Ảnh minh họa. LTS

 

Người soi nhái chỉ cần bộ đồ nghề gồm: chiếc bình ắc quy, đèn soi, rọng sắt, cái chụp là có thể kiếm được 10 kg nhái một đêm hè; khoảng 4kg một đêm mùa đông.

Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện khoảng 540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết lên đến 650.000 – 700.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.

 

[Lê Thành seafood] Vũ nữ chân dài
Ảnh minh họa. LTS

 

Khô nhái – vũ nữ chân dài rất ngon, vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít có món khô nào qua mặt được. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng.

Đặc sản miền Tây ngày Tết

Đặc sản miền Tây ngày Tết

[Cơ Sở LÊ GIA] Đặc sản miền Tây ngày Tết

Bánh tét:

Đặc sản miền tây dịp Tết có thể kể đến như bánh tét, mứt dừa, khô nhái hay các loại mắm đến từ Gò Công, Châu Đốc, bánh mứt trái cây, ... đều là những món ăn rất hấp dẫn và thấm đẫm hồn quê của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Du khách không chỉ được thưởng thức các món ngon trong dịp tết mà còn hiểu thêm về văn hóa của người dân nơi đây.

Bánh tét luôn đứng đầu trong danh sách những Đặc sản miền tây dịp Tết thu hút du khách, nguyên liệu và cách làm thì gần giống như bánh chưng của miền Bắc nhưng người miền Nam đã biến tấu món ăn độc đáo này với hình dáng thon dài, nhân bánh có thể là nhân ngọt hoặc nhân mặn tùy thích. Kích thước lớn nhỏ khác nhau rất phù hợp để làm quà cho du khách.

Ở khu vực miền Tây Long An và Cần Thơ là hai nơi nổi tiếng nhất về sản phẩm bánh tét. Ở Long An là bánh tét Đức Hòa nức tiếng từ xưa tới nay còn món bánh tét lá cẩm Cần Thơ mang đến cho du khách sự bất ngờ và lạ lẫm trong nguyên liệu cũng như hương vị.

 

[Lê Thành seafood] Bánh tét lá cẩm
Ảnh minh họa. LTS

 

Mứt dừa:

Nhắc đến món mứt dừa thì Bến Tre là nơi ngon nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ vì vùng đất này có diện tích trồng dừa lớn nhất mà còn là tay nghề điêu luyện của các cơ sở sản xuất mứt dừa nơi đây. Trong các Đặc sản miền tây dịp Tết thì mứt dừa là món ăn không thể thiếu.

Dừa chọn làm mứt phải là dừa quả to, non vừa, dừa được lột vỏ, cạo hết phần cơm sau đó xắt mỏng thành sợi, sên đều với đường cho tới khi vừa keo là có thể dùng được.

Thông thường mứt dừa có hai màu là trắng và xanh lá dứa. Mứt dừa Bến Tre được làm theo phương pháp thủ công nhưng vẫn đảo bảo được chất lượng và vệ sinh.

 

[Lê Thành seafood] Mứt dừa
Ảnh minh họa. LTS

 

Mắm:

Mắm là món ăn rất quen thuộc với người dân miền Nam, mắm có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ăn sống, nấu lẩu hay chấm với các loại thịt.

Nổi tiếng nhất ở miền Tây là mắm Gò Công và mắm Châu Đốc. Mắm Gò Công ngon là loại mắm tôm chà được làm theo phương pháp thủ công truyền thống trong đó có những bí quyết riêng của từng gia đình.

Còn mắm Châu Đốc thì được làm chủ yếu từ các loại cá như cá lóc, cá linh, ...

 

[Lê Thành seafood] Mắm
Ảnh minh họa. LTS

 

Nem chả:

Nem chả là món cúng và món ăn không thể thiếu trong những ngày tết, nếu như chả heo, chả bò đã quá quen thuộc thì du khách sẽ rất bất ngờ khi khám phá những loại chả độc đáo khác của người miền Nam.

Điển hình là món chả hoa ngũ sắc có lớp ngoài là trứng tráng, bên trong là pate, thịt bằm mộc nhĩ cà rốt cùng lòng đỏ trứng muối. Một món chả độc đáo khác là gà rút xương nhồi pate có thể dùng bày mâm cỗ cúng ngày Tết, vừa ngon vừa ấn tượng.

Tỉnh Trà Vinh cũng đóng góp trong danh sách Đặc sản miền tây dịp Tết với món chả hoa Năm Thụy. Món chả này có ba loại khác nhau như chả hình con cá, chả pate cuộn trứng và chả hoa. Nguyên liệu bên trong món ăn này gồm có trứng muối, nấm mèo, chả lụa, pate, rau củ, ...

 

[Lê Thành seafood] Nem chả
Ảnh minh họa. LTS

 

Nghề đẩy côn bắt cá lóc miền Tây

Nghề đẩy côn bắt cá lóc miền Tây

[Cơ Sở LÊ GIA] Nghề đẩy côn bắt cá lóc miền Tây

Làm việc chỉ khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày, mỗi người đẩy côn săn cá lóc trong mùa nước lũ ở miền Tây có nguồn thu nhập từ 200.000 - 500.000 đồng mà không phải bỏ nhiều chi phí sắm dụng cụ đánh bắt.

Theo nhiều người có kinh nghiệm đánh bắt thủy sản, đẩy côn là hình thức đánh bắt thủy sản cho thu nhập cao và hiệu quả trong mùa lũ. Côn có nhiều bộ phận hợp thành. Trước khi đẩy, người làm nghề phải bỏ thời gian ráp lại với nhau.

Theo cấu tạo, côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ có độ dài 1,5m, được máng vào một sợi dây nilông may dính với nhau, khoảng cách 20 đến 30 cm mỗi cọng, chiều dài luồng côn từ 12 đến 15m được làm bằng tre. Để giữ cho giàn côn vững, cân bằng, người đẩy côn cần phải hàn ống sắt (ống tuýp) theo hình chữ V và một ống nối thẳng đứng để kết nối các bộ phận lại với nhau. Đẩy côn thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 15 giờ.

Anh Lê Văn Công, có gần 5 năm làm nghề đẩy côn bắt cá lóc ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ cho biết: Nghề này thịnh hành ở đây cách nay hơn 20 năm, nó rất đơn giản, người mới biết vẫn có thể làm nghề được. Mấy năm trước nước lũ cao, cá lóc nhiều nên mỗi ngày bắt vài chục kg cá, năm nay lũ nhỏ, cá ít nên thu nhập còn phần nữa so với các năm trước.

 

Giàn côn bắt cá lóc - LTS
Giàn côn bắt cá lóc. LTS

 

Theo anh Công, làm nghề này phải tinh ý. Vì khi cá lóc chúi sẽ tạo thành một vùng tim (bong bóng nước khi cá chúi) lớn hay nhỏ tùy vào trọng lượng của cá và tùy vào mỗi loài. Lúc này đợi cho lớp tim đó tan hết và có một vài tim khác nổi lên ngay vị trí đó, dùng nơm nơm là cá không chạy đi được, dùng tay bắt cá nằm trên mặt bùn hoặc mò ở dưới lớp bùn để bắt cá.

Cách làm thật đơn giản: lần lượt cho càng côn vào ống tuýp, 2 bó côn được mắc dọc theo tre và buộc lại bằng dây với khoảng cách 2m mỗi mối, tiếp đến lấy một đoạn tre ngắn dựng đứng có “ngàm” để mắc dây kéo luồng côn cao hơn mặt nước. Khi ráp xong giàn công, người đẩy côn chỉ cần dùng cây sào tạo lực đẩy cho xuồng di chuyển, que côn chạm cá, cá tự động chúi xuống bùn và dùng nơm bắt cá.

 

Nghề đẩy côn bắt cá lóc - LTS
Nghề đẩy côn bắt cá lóc rất dễ làm. LTS

 

Thời điểm này đồng còn cạn, gốc rạ lúa dày nên người đẩy ít nhất cũng kiếm được trên 200.000 đồng, còn người đẩy giỏi cũng kiếm được thu nhập từ 500.000 đến 700.000 đồng/ngày. Nghề này rất dễ làm, chỉ cần khoảng 500.000 đồng là có thể sắm đồ đẩy côn. Người làm nghề này phải có sức khỏe và chịu được cái lạnh.

 

Cá lóc đồng - LTS
Cá lóc đồng. LTS

 

Theo nhiều người có kinh nghiệm đẩy côn cho biết, trời dịu mát đẩy côn cá lóc sẽ chúi nhiều hơn và bắt được cá lớn hơn buổi sáng. Khác với các loại hình đánh bắt lưới, xiệt điện, đặt dớn… đẩy côn chỉ bắt những con cá lớn. Cá lóc đẩy côn hiện tại được bán với giá 100.000 đ/kg, cá rô giá 60.000 - 75.000 đ/kg (tùy loại lớn nhỏ).

Thành quả cuối cùng cho người đầy côn là bắt nhiều cá lóc để đem đi bán.

 

Cá lóc đồng - LTS
Cá lóc đồng được đem đi bán. LTS

 

Theo Nông Nghiệp Việt Nam
Mùa tép mòng miền Tây Nam Bộ

Mùa tép mòng miền Tây Nam Bộ

[Cơ Sở LÊ GIA] Mùa tép mòng miền Tây Nam Bộ

Hồi đó, cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi lúa ngoài đồng chín rộ, nông dân nôn nao bước vào mùa gặt là vào mùa tép mòng.

Ruộng tháo nước chảy ra các kinh rạch là thời điểm chặn bắt tép mòng của thôn xóm, từ con nít tới người xồn xồn, cả các lão nông. Người người cầm xà nen đươn bằng tre cật đặt tại những góc ruộng có độ sâu để chặn bắt tép mòng. Nếu không có ngư cụ này, người ta dùng mùng làm lưới cũng thu được kết quả. Mỹ mãn hơn là dùng xà ngom đặt nơi miệng rãnh tháo nước chảy xuống kinh. Đặt xong ngư cụ vào nơi thích hợp, người ta về nhà ngủ một giấc đầy. Sáng hôm sau, ngủ dậy là có thể ra thu hoạch những rổ tép mòng nặng tay.

Cách pha các loại nước chấm ngon

Cách pha các loại nước chấm ngon

[Cơ Sở LÊ GIA] - Cách pha các loại nước chấm ngon

Ngoài món ăn chính được cho là quan trọng thì nước chấm được xem là linh hồn của món ăn, nước chấm có ngon thì món ăn mới hấp dẫn. Mỗi món ăn lại đi kèm với một loại nước chấm riêng biệt, nhưng không phải ai cũng biết cách pha nước chấm thơm ngon, đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn pha 10 loại nước chấm thơm ngon khác nhau.

1. Nước mắm sả ớt:

- Nguyên liệu:

+ 2 muỗng canh sả thái lát mỏng.

+ 1 muỗng cà phê gừng thái sợi.

+ 1 muỗng canh ớt thái nhỏ.

+ 2 tép tỏi băm.

+ 1,5 muỗng canh nước mắm.

+ 2 muỗng canh đường.

+ 1,5 muỗng canh nước sôi để nguội.

+ 1,5 nước cốt chanh hoặc tắc.

+ Vài lát chanh/tắc thái nhỏ.

+ 1 lá chanh thái chỉ.

 

Nước mắm sả ớt - LTS
Nước mắm sả ớt. LTS

 

- Thực hiện:

Nước mắm, đường hòa tan trước trong 1 cái chén. Sau đó cho nước và nước cốt chanh vào hòa chung, nên nêm lại cho vừa ăn. Cuối cùng cho tất cả các nguyên liệu vào hòa đều là hoàn tất.

2. Muối ớt xanh:

 

Muối ớt xanh - LTS
Muối ớt xanh. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ Đường cát trắng: 7g.

+ Chanh: 1 quả.

+ Ớt xiêm xanh: 2g.

+ Muối: 1g.

+ Lá chanh.

 

- Thực hiện:

Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Ớt xiêm rửa sạch, bỏ hạt và để ráo nước, chú ý là nếu ớt xanh vẫn còn nước thì món nước chấm mà chúng ta pha sẽ không thể để lâu được. Tiếp theo, cho ớt xiêm, muối và đường vào máy xay sinh tố, cứ xay được khoảng 10 giây thì dừng lại và lại xay tiếp cho đến khi cả 3 nguyên liệu này hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, đổ nước cốt chanh đã lọc ở trên. Nhấn nút xay cho đều và đổ ra.

3. Nước mắm tương ớt:

 

Nước mắm tương ớt - LTS
Nước mắm tương ớt. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 3 muỗng tương ớt.

+ 2 tép tỏi băm.

+ 2 trái ớt băm.

+ 2 muỗng canh đường.

+ 3,5 muỗng canh giấm.

+ 4 muỗng canh nước lạnh.

+ 3gr muối.

 

- Thực hiện:

Muối, nước, đường, giấm cho vào nồi nấu sôi với lửa nhỏ 7 -10 phút. Sau đó cho tương ớt vào hòa chung là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén để nguội rồi cho ớt và tỏi băm vào khuấy đều. Trang trí vài lá ngò cho hấp dẫn và màu sắc rực rỡ hơn.

4. Mắm nêm:

 

Mắm nêm - LTS
Mắm nêm. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 3 muỗng canh dứa băm nhỏ.

+ 1 muỗng canh nước.

+ 3 muỗng canh mắm nêm.

+ 1/2 muỗng canh đường.

+ 1 muỗng canh tỏi ớt băm.

+ 1 muỗng canh hành phi.

- Thực hiện:

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng, thì cho nước mắm nêm + nước + đường vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén dứa băm nhỏ. Sau đó cho ớt, tỏi băm và hành phi vào trộn đều.

5. Nước mắm gừng:

 

Nước mắm gừng - LTS
Nước mắm gừng. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 2 tép tỏi.

+ 1/2 trái chanh.

+ 2 muỗng canh nước mắm.

+ 2 muỗng canh đường.

+ 5 trái ớt.

+ 1 miếng gừng.

Thực hiện: Ớt, tỏi,  gừng cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó cho nước mắm, đường, nước cốt chanh vào khuấy đều, nêm lại cho vừa ăn là được.

6. Nước mắm me cay:

 

Nước mắm me cay - LTS
Nước mắm me cay. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 1 muỗng canh sốt nước mắm me.

+ 2,5 muỗng canh đường.

+ 1 muỗng canh nước mắm.

+ 1 muỗng canh nước lạnh.

+ 1 muỗng canh ớt thái băm.

+ 2 tép tỏi băm.

Thực hiện: Nước mắm, đường, nước sốt me, nước cho vào nồi nấu nhỏ lửa. Khi nước sốt sôi khoảng 5 phút là tắt bếp. Chờ nước sốt hơi nguội thì cho các nguyên liệu còn lại vào hòa chung.

7. Nước tương đậu phộng:

 

Nước tương đậu phộng - LTS
Nước tương đậu phộng. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ Me nấu lấy một chén nước.

+ 1 chén rưỡi tương đen.

+ 2 muỗng canh đường.

+ 2 muỗng canh bơ đậu phộng (có thể dùng đậu phông rang giã nhuyễn trộn vào tương).

- Thực hiện: Phi tỏi thật thơm cho tương, nước chua (me hay dấm), đường, bơ đậu phọng khuấy cho tan đều bắc xuống. Không có bơ đậu phọng đợi khi tương nguội múc ra chén để chấm cho đậu phọng rang hành phi vàng và ớt bằm.

8. Nước mắm chua ngọt:

 

Nước mắm chua ngọt - LTS
Nước mắm chua ngọt. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 2 muỗng canh nước mắm.

+ 1 muỗng canh đường.

+ 1 muỗng canh nước cốt chanh.

+ 1 muỗng canh ớt xanh đỏ thái khoanh.

+ 2 tép tỏi băm sơ.

+ 1 lá chanh thái chỉ.

- Thực hiện: Nước chanh và đường cho vào chén hòa tan trước, sau đó cho ớt và tỏi vào trộn chung. Cuối cùng cho nước mắm và lá chanh vào khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng là hoàn thành.

9. Nước mắm dưa leo đậu phộng:

 

Nước mắm dưa leo đậu phộng - LTS
Nước mắm dưa leo đậu phộng. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 2 muỗng canh nước mắm.

+ 1,5 muỗng canh đường.

+ 1 muỗng canh giấm.

+ 1 củ hành khô thái lát mỏng.

+ 1-2 trái ớt thái khoanh mỏng.

+ 1/4 quả dưa leo thái lát không quá dày.

+ 2 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ.

 

- Thực hiện: Giấm, đường hòa tan trong 1 cái chén, tiếp theo cho nước mắm vào hòa chung. Sau đó mới cho dưa leo, ớt, hành vào trộn đều. Cuối cùng cho đậu phộng rang vào hòa chung, nếm có vị chua ngọt là được.

10. Nước chấm bánh bèo:

 

Nước chấm bánh bèo - LTS
Nước chấm bánh bèo. LTS

 

- Nguyên liệu:

+ 2 chén nước luộc tôm (Để có nước chấm ngon, bạn nên sử dụng ngay nước luộc tôm (tôm dùng làm ruốc) thay vì nước lọc).

+ 1 muỗng canh nước mắm.

+ 1 ít muối.

+ 1/2 muỗng canh đường.

+ Nước cốt chanh.

+ Tỏi và ớt băm nhỏ.

 

- Thực hiện: Hòa tan nước mắm với đường rồi cho tất cả các nguyên liệu vào trộn đều là có thể dùng được.

Chúc các bạn thành công với 10 loại nước chấm hấp dẫn này.

 

Về miền Tây đi chài cá

Về miền Tây đi chài cá

[Cơ Sở LÊ GIA] - Về miền Tây đi chài cá

Ở miền Tây sông nước Cửu Long giang không mấy ai lạ gì cái cảnh:

"Chồng chài, vợ lưới, con câu

Chàng rể đặt lọp, con dâu ngồi nò".

Chài được làm bằng lưới, chia thành nhiều nếp, miệng chài có thể bung tròn rộng khi người ta quăng chài ra. Phía trên chài được gom túm lại và buộc vào đó sợi dây chắc chắn. Phía dưới dằn nhiều lòi tói nhỏ, khắp quanh miệng chài. Người ta có thể mang chài trên vai, tay xách thêm chiếc giỏ tre rồi rảo quanh đồng trống, hay bưng biền nước ngập. Thấy thuận tiện, theo kinh nghiệm đoán biết nơi nào đó có cá, tép thì tay tém, tay cung quăng chài ra.

Bài viết

Video

 
© Bản quyền thuộc về Cá khô Cà Mau | Cá khô | Cua | Tôm khô | Liên hệ
click top